Hiển thị các bài đăng có nhãn Doanh thu thương mại điện tử VN có thể tăng gấp đôi sau 2 năm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Doanh thu thương mại điện tử VN có thể tăng gấp đôi sau 2 năm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Doanh thu thương mại điện tử VN có thể tăng gấp đôi sau 2 năm

Năm 2013, giá trị các giao dịch thương mại điện tử của Việt Nam ước đạt 2,2 tỷ USD và có thể tăng lên hơn 4 tỷ USD vào năm 2015 nhờ lượng người dùng Internet ngày càng lớn.

Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2013 vừa được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA, Bộ Công Thương) công bố, năm 2013, doanh thu toàn lĩnh vực cả nước đạt 2,2 tỷ USD, tương đương mức chi chi trung bình 120 USD cho mỗi người dân.
Hiện cả nước có hơn 30 triệu người dùng Internet (dân số 90 triệu người). Theo dự báo, đến 2015 Việt Nam sẽ có 40-45% dân số sử dụng mạng. "Với tốc độ phát triển kinh tế và xu hướng hạ tầng dịch vụ, thanh toán ngày càng được quan tâm, đến năm 2015 mỗi người Việt sẽ chi trung bình 150 USD cho thương mại điện tử mỗi năm, đẩy doanh thu ước tính của 2015 lên khoảng 4 tỷ USD", báo cáo của VECITA nêu.
Cụ thể, với dân số ước tính 93 triệu người và tỷ lệ truy cập Internet để tham gia mua sắm trực tuyến cao (70%) thì doanh thu sẽ khoảng 4,3 tỷ USD. Nếu ở mức trung bình (65%) sẽ đạt 4,08 tỷ USD còn thấp (60%) là 3,7 tỷ USD.
Có 61% người giao dịch trực tuyến trong năm 2013 mua hàng qua các website của bên bán, 51% thông qua website mua hàng theo nhóm, mạng xã hội chiếm 45%, 19% qua các sàn giao dịch thương mại điện tử. Ngoài ra, tỷ lệ người mua hàng thông qua các ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động đạt 6%.
Phụ nữ vẫn là đối tượng chiếm đa số trong hoạt động mua sắm trực tuyến với 59%, trong khi đó chỉ 41% nam giới cho biết có tham gia dịch vụ này. Xét về nghề nghiệp, cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng là nhóm đối tượng thường xuyên, chiếm 41%. Theo báo cáo, nhóm này làm việc theo giờ hành chính, ít có thời gian đi mua sắm, tính chất công việc thường xuyên thao tác trên máy tính nên dễ truy cập Internet.
Kế đến là đối tượng học sinh, sinh viễn (37%), những người có điều kiện tiếp cận với công nghệ. Nhóm trực tiếp sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 7%.
Sản phẩm chủ yếu là hàng thời trang-mỹ phẩm (62%), đồ công nghệ và điện tử (35%), đồ gia dụng (32%), vé máy bay (25%)... Tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi đạt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt (74%). Chuyển khoản qua ngân hàng chiếm 41%, thẻ thanh toán (11%), thẻ cào (9%) và chỉ 8% sử dụng các ví điện tử (cổng thanh toán thương mại điện tử do bên thứ 3 cung cấp).
Sưu tầm